Cẩm nang đến New Zealand với Working Holiday Visa in New Zealand
Nội dung bài viết
Working holiday visa in New Zealand là một loại hình du lịch kết hợp làm việc và học tập được nhiều bạn trẻ quan tâm. Nó tạo ra cơ hội phát triển cho những ai thích trải nghiệm và khám phá. Hiểu rõ về khái niệm và điều kiện tham gia sẽ giúp bạn dễ dàng hơn trong việc tiếp cận hình thức visa này.

Working holiday visa là gì?
Working holiday dịch theo tiếng Anh có nghĩa là “Làm việc trong kỳ nghỉ”. Đây là một hình thức làm việc tại nước ngoài rất đặc biệt. Working holiday visa là sự kết hợp giữa lao động và du lịch hợp pháp và đúng quy định về lưu trú tại các quốc gia trên thế giới.
Bạn sẽ bắt đầu cuộc sống tại nước ngoài và thời gian có thể kéo dài từ vài tháng đến 1 năm. Trong quá trình đó, thay vì đi du lịch để hưởng thụ và tiêu tiền, bạn có thể đăng ký làm việc ngay tại quốc gia ấy. Việc này vừa giúp bạn có thêm tiền sinh hoạt phí vừa học hỏi ngôn ngữ, văn hóa nước bạn.
Loại hình “Làm việc trong kỳ nghỉ” này vừa giúp bạn có khoảng thời gian du lịch tuyệt vời vừa mở ra cơ hội học tập tại nước ngoài. Nếu bạn muốn đến một quốc gia mới để trau dồi và nâng cao thêm kiến thức thì Working holiday Visa vẫn có thể đáp ứng cho bạn. Tuy nhiên, thời gian học tại đây thường rất ngắn nên chương trình này chỉ dành cho những ai không đặt nặng chuyện học vấn.
Sau giờ học chính khóa, các bạn sinh viên có thể ứng tuyển làm việc tay chân hoặc đầu óc tùy theo năng lực của bản thân. Dù là đi nước ngoài với mục đích gì thì các bạn vẫn phải đảm bảo những quy định cụ thể về thời gian. Nếu các bạn bị phát hiện đang vi phạm chính sách Visa thì sẽ bị xử phạt hành chính và trở về nước ngay lập tức.
Working holiday visa là hình thức xuất nhập cảnh mới mẻ và đang ngày càng chiếm ưu thế trên thị trường kinh tế du lịch của các quốc gia trên thế giới. Một số nước hiện nay đang áp dụng chương trình này được khá nhiều bạn trẻ ưa chuộng có thể kể đến là: Úc, Canada và đặc biệt là Working holiday visa in New Zealand.
Mỗi người lựa chọn sang nước ngoài với Working holiday visa đều có mục đích riêng của bản thân mình. Nhưng điểm chung của họ là muốn học hỏi và tiếp xúc gần hơn với văn hóa tiên tiến của nước ngoài để nâng cao trình độ. Còn điều gì tuyệt vời hơn một kỳ nghỉ dài hạn mà lại có thêm thu nhập để bổ sung quỹ du lịch của bạn.
Hành trình nhận lời mời Định cư Úc từ Visa 462 của mình như thế nào?
Điều kiện tham gia working holiday visa in new zealand
Bạn là công dân đang trong độ tuổi dao động từ 18 – 30 tuổi. Nếu bạn chưa đủ tháng để tròn 31 tuổi vẫn có thể đăng ký tham gia. Ngoài ra, trước khi nộp hồ sơ xin cấp Working holiday visa in New Zealand, bạn phải khám sức khỏe, đáp ứng được các yêu cầu của chương trình mới có cơ hội được visa granted.
Khi sinh sống tại New Zealand, trong thời gian cư trú bạn bắt buộc phải mua bảo hiểm của họ, bạn có thể bị yêu cầu trình chiếu khi xuất nhập cảnh. Một trong số những điều kiện quan trọng để có thể tham gia Working holiday visa đó là hộ chiếu của bạn phải còn hiệu lực trên 15 tháng.
Đặc biệt, bạn phải chứng minh được khả năng tài chính của mình có đủ trang trải cuộc sống ở New Zealand hay không. Mặc dù bạn có thể sang đó làm việc và tích lũy thêm thu nhập nhưng vẫn cần đảm bảo có đủ chi phí sinh hoạt khi chưa tìm được việc làm thích hợp. Số tiền ít nhất là 4.200 NZD trong tài khoản cá nhân.
Đối với chương trình visa Úc chỉ cần hoàn thành 2 năm Đại học còn đối với Working holiday visa in New Zealand thì cần trải qua ít nhất 3 năm Đại học. Theo chính sách chương trình visa đưa ra, các bạn sẽ không được đăng ký khi đã từng nhập cảnh New Zealand theo diện này.
Sau khi visa hết thời hạn, bạn phải đảm bảo có đủ kinh phí để mua vé trở về nước hoặc bay sang nước tiếp theo. Bạn được phép làm bất cứ việc gì tại đất nước này nhưng thời gian hợp tác với 1 nhà tuyển dụng không quá 3 tháng.
Visa 462 Working Holiday: Những Khóa Học Ngắn Hạn Cực Hữu Ích
Chi phí cho working holiday visa in New Zealand
Để hoàn thành thủ tục đăng ký Working holiday visa in New Zealand, ngoài chi phí nộp hồ sơ, các bạn cũng cần phải chi trả một số khoản phí cho những dịch vụ khác. Đó là phí kiểm tra sức khỏe, phí thi chứng chỉ tiếng Anh, phí dịch thuật giấy tờ,…
Phí nộp hồ sơ rơi vào khoảng 5 triệu đồng, phí khám sức khỏe từ 1,8 – 2,3 triệu đồng, phí thi IELTS là 4,7 triệu đồng và phí dịch thuật giấy tờ là 250 ngàn đồng. Lưu ý rằng những chi phí kể trên có thể thay đổi tùy vào thời điểm. Các bạn cũng nên chuẩn bị sẵn tiền cho một số việc phát sinh như phí đi lại, phí sao kê, phí công chứng,…
Mỗi năm, chính phủ New Zealand chỉ phát hành 100 visa cho công dân Việt Nam. Vì thế, sự cạnh tranh trong việc xin cấp thị thực là rất cao. Cho nên, các bạn phải chuẩn bị hồ sơ đầy đủ và chính xác nhất thì mới dễ dàng vượt qua vòng kiểm duyệt.
Trên đây là những hiểu biết và một số kinh nghiệm của chúng tôi muốn chia sẻ đến các bạn – những người yêu mến đất nước New Zealand. Hy vọng mọi người sẽ có sự chuẩn bị thật chu đáo để đạt được visa granted một cách nhanh nhất. Khi đến vùng đất mới, mọi thứ sẽ là sự khởi đầu đầy thú vị mà các bạn không thể bỏ lỡ.