Hỏi Đáp Nhanh: Hệ Thống Giáo Dục New Zealand Hoạt Động Như Thế Nào?
Nội dung bài viết
Nền tảng giáo dục của đất nước New Zealand luôn được đánh giá cao và lọt top đầu thế giới. Vậy, hệ thống giáo dục New Zealand hoạt động như thế nào? Có những ưu điểm gì nổi bật? Mời các bạn click ngay vào bài viết này của PTE HELPER để có câu trả lời chính xác nhất.
Hệ thống giáo dục New Zealand hoạt động như thế nào?
1. Hệ thống giáo dục New Zealand quy định độ tuổi đi học của trẻ em ra sao?
Theo cập nhật mới nhất, trẻ em tại đất nước New Zealand bắt đầu đến trường khi tròn 5 tuổi. Khung học của một công dân của xứ sở Kiwi là 13 lớp gồm có: Tiểu học, trung học cơ sở và bậc trung học phổ thông.
Hệ thống giáo dục của đất nước này được chia làm 3 loại hình chính, bao gồm:
- Nhóm các trường học công lập tại New Zealand (8 ngôi trường) được Chính phủ tài trợ.
- Nhóm trường Kura Kaupapa Maori, chủ yếu dạy bằng ngôn ngữ Maori ở một hoặc tất cả môn học.
- Nhóm các trường tư với vốn đầu tư và học phí được chính các cổ đông thành lập nên trường quy định.
1.1. Ưu điểm của hệ thống giáo dục tại xứ sở Kiwi
Bằng cấp tại hệ thống các trường đào tạo tại đất nước New Zealand được đánh giá cao. Hiện được cả thế giới công nhận khi 8/8 ngôi trường công lập nước này lọt top đầu.
- Nền tảng giáo dục New Zealand có sự phân bố rõ ràng, quy định chặt chẽ trong dạy và học. Hỗ trợ bảo vệ tối đa quyền lợi của các bạn học sinh, sinh viên trong nước lẫn quốc tế.
- Chương trình học tại giáo dục New Zealand luôn bám sát thực tế, hoàn thiện theo hướng dẫn của các chuyên gia, đặt việc học của học sinh lên hàng đầu.
- Đặc biệt, New Zealand cung cấp hệ thống giáo dục sau chương trình cấp 3 đa dạng. Du học sinh được quyền chọn nhiều phương án học phù hợp với bản thân trong tương lai.
- Chính phủ New Zealand còn cung cấp chính sách định cư ưu tiên người có trình độ, kỹ năng ở lại làm việc sau tốt nghiệp.
- Hệ thống giáo dục phổ thông tại xứ sở Kiwi bắt buộc và miễn phí. Là nước có chương trình du học diện cả gia đình.
Bằng cấp tại hệ thống các trường đào tạo tại đất nước New Zealand được đánh giá cao
1.2. Tiêu chuẩn đánh giá giáo dục New Zealand cực kỳ khắt khe
Hệ thống quản lý chất lượng giáo dục tại đất nước New Zealand cực kỳ khắt khe. Chính phủ nước này đã tổ chức nhiều cấp độ khác nhau để đánh giá năng lực học sinh sinh viên. Theo đó, NZQF đã đưa ra 10 cấp độ đánh giá bằng cấp, level 1 thấp nhất, còn level 10 cao nhất.
Mỗi một level sẽ cung cấp các yêu cầu khác nhau về kỹ năng và kiến thức cho học sinh sinh viên. New Zealand hiện đang cung cấp 3 loại văn bằng gồm: Certificate, loại văn bằng Diploma và Degree. Với bậc trung học, học sinh được đánh giá tiêu chuẩn NCEA. Thuộc level 1 đến 3 của khung NZQF New Zealand. Bậc trung học phổ thông xứ sở Kiwi đã được thế giới công nhận.
Học sinh New Zealand sẽ phải học các môn bắt buộc của tiêu chí NCEA gồm: Khoa học, xã hội học, tiếng Anh, giáo dục thể chất và toán. Đảm bảo các bạn được trang bị đầy đủ nền tảng về kỹ năng kiến thức và thể chất khi nộp hồ sơ vào bất cứ chương trình đào tạo nào trên toàn cầu.
2. Khám phá hệ thống giáo dục New Zealand theo các cấp bậc
Như đã chia sẻ ở mục trên, giáo dục New Zealand được chia làm các cấp bậc chính gồm:
2.1. Hệ thống giáo dục tiểu học tại New Zealand
Trường tiểu học tại xứ sở Kiwi nhận học sinh từ lớp 1 hoặc lớp 0 đến lớp 8 hoặc lớp 6. Bởi trường tư họ sẽ nhận trẻ dưới 5 tuổi, còn trường công sẽ nhận trẻ từ 5 tuổi trở lên.
Chương trình giảng dạy chính ở bậc tiểu học New Zealand chính là tiếng Maori. Dĩ nhiên, sẽ có nhiều môn học giảng dạy bằng tiếng Anh. Đây cũng là lý do vì sao người dân New Zealand nói tiếng Anh rất giỏi.
Chương trình giảng dạy chính ở bậc tiểu học New Zealand chính là tiếng Maori
2.2. Hệ thống giáo dục trung học cơ sở tại New Zealand
Đối với bậc giáo dục trung học cơ sở ở New Zealand, sẽ bắt đầu từ lớp 9 đến lớp 13. Tức học sinh sẽ trong độ tuổi từ 12 đến 18 tuổi. Thường các em học sinh theo học cấp độ trung học cơ sở sẽ có chứng chỉ thành tích NCEA.
Trong đó, level 1-2-3 của tổ chức NCEA chính là cấp độ đầu tiên thuộc khung trình độ chuyên môn NZQF của New Zealand. Mỗi một cấp độ NZQF, các bạn học sinh nước này phải đạt được số tín chỉ quy định.
Trong đó UE (viết tắt của University Entrance) chính là mức yêu cầu tối thiểu để các bạn học sinh vào trường đại học nước này. Yêu cầu này được trao cho các bạn học sinh đạt NCEA cấp độ 3. Đồng thời đáp ứng đầy đủ mọi yêu cầu bổ sung khác của Chính phủ.
2.3. Hệ thống giáo dục New Zealand sau trung học phổ thông
Tại New Zealand, sau khi tốt nghiệp bậc trung học phổ thông, các bạn học sinh sẽ được quyền lựa chọn 1 trong số các con đường tương lai sau:
- Tham gia vào Viện Kỹ năng và Công nghệ New Zealand – Te Pukenga.
- Tham gia khóa học Wanaga.
- Theo học tại các cơ sở đào tạo tự nhân.
- Chọn con đường học nghề.
- Chọn học đại học theo cơ sở đào tạo từ Chính phủ New Zealand.
Lưu ý: Khung trình độ nền giáo dục New Zealand bao gồm các bằng cấp học thuật, dạy nghề tại Quốc gia này. Cụ thể, NZQF sẽ có tổng cộng 10 cấp độ trong đó cấp độ 10 cao và phức tạp nhất.
3. Hệ thống giáo dục New Zealand được xếp hạng như thế nào trên thế giới?
Căn cứ vào đánh giá xếp hạng giáo dục của tổ chức QS World, New Zealand có 8/8 ngôi trường công lập được lọt top bảng xếp hạng thế giới. Hệ thống giáo dục của Quốc gia này theo khung chuẩn Châu Âu. Chất lượng giảng dạy ở New Zealand đã và đang được cả thế giới công nhận. Mỗi năm thu hút số lượng học sinh, du học sinh lựa chọn theo học. Cụ thể:
- Trường đại học Auckland New Zealand thuộc top 1 Quốc gia và top 81 trên thế giới.
- Trường Otago New Zealand thuộc top 2 Quốc gia và top 194 trên thế giới.
- Trường Canterbury New Zealand thuộc top 3 Quốc gia và top 258 trên thế giới.
- Trường Victoria ở Wellington New Zealand thuộc top 4 Quốc gia và tóp 236 trên thế giới.
- Trường Auckland University of Wellington thuộc top 5 Quốc gia và top 451 trên thế giới.
- Trường Massey New Zealand, thuộc top 7 quốc gia và top 372 trên thế giới.
- Trường đại học Lincoln New Zealand thuộc top 8 Quốc gia và top 372 trên thế giới.
New Zealand có 8/8 ngôi trường công lập được lọt top bảng xếp hạng thế giới
4. Điểm khác biệt giữa hệ thống giáo dục Việt Nam và New Zealand
Để các bạn du học sinh Việt có được cái nhìn rõ nhất về nền tảng giáo dục đất nước New Zealand. PTE HELPER sẽ có phân tích cụ thể về sự khác biệt giữa hệ thống giáo dục New Zealand và Việt Nam.
4.1. Đối với quá trình phát triển hệ thống giáo dục hai nước
Tại Việt Nam, hệ thống giáo dục phổ thông có tổng cộng 12 năm. Trong khi đó ở xứ sở Kiwi kéo dài lên đến 13 năm. Chương trình trung học phổ thông New Zealand đạt chuẩn Quốc tế. Đây chính là lý do nhiều bạn tốt nghiệp cấp 3 ở Việt Nam song chưa đủ điều kiện xét tuyển vào đại học ở New Zealand. Bắt buộc các bạn du học sinh Việt Nam phải học thêm chương trình dự bị đại học ở NZ. Đảm bảo bản thân có kiến thức tốt nhất khi bước vào đại học.
4.2. Hệ thống quy tắc, chất lượng đào tạo bằng pháp luật hai nước
Cũng giống với Việt Nam, nước New Zealand cũng đưa ra nhiều quy định, đạo luật giúp nền giáo dục nước nhà ngày một tốt hơn. Điển hình như:
- Bộ quy tắc ứng xử đối với đội ngũ giáo viên, giảng viên và sinh viên.
- Giáo dục ở New Zealand còn đưa ra bộ quy chuẩn bằng cấp NZQF.
- Quy chuẩn NZQA về đánh giá bằng cấp sinh viên Quốc tế theo level.
- NCEA bộ quy chuẩn về giáo dục bậc trung học phổ thông.
Nước New Zealand cũng đưa ra nhiều quy định, đạo luật giúp nền giáo dục nước nhà ngày một tốt hơn
4.3. Sự phân hóa các chương trình sau trung học của hai nước
Ở Việt Nam, sau khi tốt nghiệp cấp 3 các bạn học sinh thường chọn học cao đẳng hoặc đại học rồi ra trường xin việc. Trong khi đó, ở đất nước New Zealand, các bạn học sinh sẽ có nhiều sự lựa chọn hơn.
Dù sau tốt nghiệp cấp 3 bạn có thể chọn theo một chương trình nghề. Thế nhưng bạn được Chính phủ New Zealand tạo điện kiện quay về học đại học lấy bằng chính quy sau 1 thời gian dài đi làm, trải nghiệm trường đời.
Trong khi đó, ở Việt Nam, nếu bạn theo chương trình đào tạo nghề. Nếu muốn học lên đại học lấy bằng bắt buộc phải thi lại đại học. Hoặc bạn có thể chọn học tại chức từ đầu.
New Zealand tạo điều kiện cho các bạn học xong chương trình nghề được học lên 2 năm nữa để lấy bằng cử nhân tại các trường đại học nổi tiếng của New Zealand.
5. Du học New Zealand chương trình dự bị là như thế nào?
Các bạn học sinh tốt nghiệp cấp 3 ở Việt Nam khi sang New Zealand đều phải tham gia chương trình đại học dự bị. Nếu bạn trẻ nào chọn học dự bị lấy chứng chỉ IB, CIE hay NCEA sẽ mất rất nhiều thời gian.
Vậy nên, nếu muốn tối ưu thời gian học từ 8 đến 12 tháng, bạn nên chọn khóa học Foundation. Với các bạn đi từ lớp 11 sang New Zealand khóa học sẽ kéo dài lên đến 16 tháng. Thời gian dài hay ngắn với bậc dự bị còn phụ thuộc vào khả năng của các bạn du học sinh Quốc tế.
Mục đích chính của khóa học này chính là giúp các bạn học sinh Quốc tế trau dồi lại kỹ năng và kiến thức tiếng Anh trước khi tham gia khóa học chính ở trường New Zealand.
Điều kiện để du học sinh Quốc tế theo học chương trình dự bị ở New Zealand gồm có:
- Hoàn thành xong chương trình học lớp 11 tại đất nước Việt Nam.
- Du học sinh đạt số điểm GPA trung bình từ 6.5 trở lên.
- Điểm PTE của các bạn phải dao động từ 36 đến 42 tương đương IELTS từ 5.0 đến 5.5 điểm tùy chương trình.
Các bạn học sinh tốt nghiệp cấp 3 ở Việt Nam khi sang New Zealand đều phải tham gia chương trình đại học dự bị
Tổng kết
Hy vọng rằng với chia sẻ trên của bài viết sẽ giúp các bạn du học sinh Quốc tế hiểu hơn về hệ thống giáo dục New Zealand. Nếu cần tư vấn thêm về chứng chỉ PTE, một điều kiện cần thiết cho mục đích du học, làm việc và định cư tại New Zealand. Các bạn vui lòng liên hệ ngay với PTE HELPER để được hỗ trợ hoặc tham gia group cộng đồng luyện thi PTE sau https://www.facebook.com/groups/congdongluyenthipte.