Kinh nghiệm thi PTE Academic 79+ trong 3 tháng chỉ với 1 lần thi
Nội dung bài viết
“Trước hết là phải thừa nhận mình passed do may mắn, được “cô thương”. Nhưng cũng thật vui vì mình đã nỗ lực, sự cố gắng đó cũng đã được ghi nhận và có kết quả. Đạt được điểm số chưa bao giờ dám nghĩ đến và đến bây giờ vẫn không tin nổi. Cảm ơn sự đồng hành của đội ngũ PTE Helper trong suốt thời gian qua. Rất nhiều bạn đã nhắn tin hỏi mình về cách học, về kinh nghiệm thi pte 79+. Và làm sao để phân bổ thời gian khi phải chăm 3 bạn nhỏ? Thay vì trả lời từng bạn, được sự động viên của HELPER team nên mình xin kể lại hành trình của mình một cách chi tiết để ai quan tâm có thể làm theo nếu thấy phù hợp ạ.”
Bài viết hơi dài, nên nếu mọi người có quyết tâm với PTE và có hoàn cảnh tương tự thì cố gắng đọc hết nhé.

Background của mình: Chuyên tiếng Nhật, đi làm full-time và có 3 con nhỏ
- Du học Nhật, học tiếng Nhật từ 2001, về Việt Nam năm 2009.
- Năm 2011: cần IELTS 6.0 để học MBA, thi được 7.0, không nhớ điểm thành phần nhưng trước giờ cứ nghĩ Speaking của mình cũng tạm ok. Nhưng đây là nhận định sai lầm khi bắt đầu hành trình PTE.
- 3 con: 4-7-10 tuổi, đã bị mình “bỏ bê” hoàn toàn vì mình muốn dành hết tâm sức cho PTE. Mình đã nói chuyện với người nhà, chồng và bố mẹ để mọi người thông cảm và tạo điều kiện cho mình tập trung. Mình đã tìm hiểu trước và biết rằng thi pte academic 79 không đơn giản. Rất nhiều bạn đã phải thi nhiều lần. Mình từng đọc news 1 bạn Ấn Độ thi đến 67 lần nên không thể chủ quan được. Hình như có bạn VN cũng đã thi đến hơn 20 lần. Do đó mình vào cuộc chiến PTE với tâm lý gạt bỏ hết tất cả.
Mình có full-time job nhưng trong cái rủi có cái may là dịch COVID-19 làm mình ít đi công tác. Mình cũng không phải lên công ty thường xuyên. Đó thực sự là một điều kiện vô cùng tuyệt vời cho mình tập trung vào các phần thi khó và chiếm nhiều điểm của PTE như là Repeat Sentence hoặc Write From Dictation.
Mục đích học PTE – quyết tâm đạt pte academic 79+
Mình học PTE để nộp visa 491 do vô tình biết được thông tin này qua lần du lịch đến Úc vào tháng 1. Mình đã nộp SA chưa có kết quả, dự kiến cuối tháng 7. Thế nên mình đăng ký học PTE trước để khi có là mình nộp luôn.
Quy trình học tổng quát – Từ kinh nghiệm thi pte academic 79 của mình
PTE 79+ Speaking Sample performed by Hang Vu
Như bao học viên khác, mình hoàn tất 6 buổi tips cùng thầy Huy Lý. Sau đó lên lớp giải đề rồi tự ôn luyện thêm, kết hợp với thường xuyên nhờ sự hỗ trợ của team qua việc làm Speaking Review. Đăng ký thêm lớp Pronunciation để được hỗ trợ sát sao về phát âm. Không bỏ sót bài review nào của các học viên thi đỗ. Rồi inbox các bạn xin version mẫu và kinh nghiệm ôn luyện. Đặt thông báo từ group Cộng Đồng Luyện Thi vào mục “see first” để liên tục cập nhật các bài viết hữu ích từ team.
Mình đã làm gì theo từng giai đoạn học? | Kinh nghiệm thi PTE
Lớp Tips
Sau khi học xong mỗi buổi Tips là mình dành 3-4 tiếng của ngày hôm sau lên trên tools luyện luôn. Kết hợp thống kê lại nguồn đề của team. Ví dụ RS thì cái nào là tủ, cái nào là học tham khảo. Nguồn trên drive là gì, trên tools như thế nào.
Write From Dictation thì như thế nào, chiếm bao nhiêu điểm. Câu nào là confirmed and verified bởi HELPER. Sau khi học xong buổi Describe Image thì đặt mục tiêu thuộc luôn template trong 3 ngày. Còn ứng dụng để làm thì tính sau.
Sau khi học xong Essay template, thì lao vào mỗi ngày tập đánh máy template ít nhất 2 lần để cho nhanh tay. Đặt mục tiêu thuộc từng dấu chấm phẩy trong 1 tuần. Học xong lớp Summarise Spoken Text thì đưa luôn vào mục tiêu. Mỗi ngày phải thống kê keywords ít nhất 3 topics vào bản notes.
Hỗ trợ Speaking Review
Mình gửi đều đặn không sót tuần nào. Ngay sau khi học xong 6 buổi tips là mình bắt đầu gửi luôn. Mình nói các cô mình đọc chưa tốt RA và RS do chưa có nhiều time để thực hành. Vậy nên mình chỉ tập trung DI và RL trong 2 tuần đầu khi gửi bài. Đến tuần thứ 3 thì lúc này mình đã luyện nhiều RA rồi còn RS thì vẫn vấp. Lúc này gửi bài thì mình nhờ các cô feedback kỹ hơn phần RA.
Khi nhận được feedback là mình đọc vẫn sai phiên âm nhiều do không có nền tảng tốt. Mình tốt nhất nên lập tức đăng ký lớp Pronunciation để học căn bản. Song song đó là mình tập Repeat Sentence để những lần tiếp theo nhờ các cô feedback. Tới tuần thứ 5 trở đi là hầu như DI và RL mình không luyện task riêng lẻ, mà chỉ làm khi thực hiện Speaking Review. Mình tập trung feedback của các cô về RA và RS để đảm bảo không bị sai. Mình nghĩ luyện đúng ngay từ đầu vô cùng quan trọng để không bị mất thời gian.
Lớp Pronunciation
Khi mình gửi bài Speaking Review và nhận được feedback là có lỗi sai khi phát âm. Mình đã quyết định đăng ký học với các cô. Các cô lúc đầu có nói là mình không cần phải học vì thực ra Speaking của PTE không cần phải chuẩn xác 100% pronunciation. Mà với trình độ của mình cũng đã ổn rồi. Tuy nhiên, mình biết là lớp cũng chỉ có 5-6 bạn. Nên dù học 1 tuần 1 buổi, mình sẽ được thực hành nhiều và quan trọng nhất là được hỏi ké các cô luôn về Read Aloud và Repeat Sentence.
Chưa kể là mình cũng được gửi thêm bài cho các cô để nhờ đánh giá bất cứ lúc nào. Đó là lý do mình quyết định học luôn cả Pronunciation. Nếu các cô đánh giá mọi người ổn rồi thì không cần thiết nếu không có nhiều thời gian. Mình thì sắp xếp được 1 tuần 1 buổi không phải quá nhiều. Qua lớp Pronunciation mình đã được chỉnh lại những lỗi mà có lẽ mình sai hàng chục năm trời. Và sẽ còn tiếp tục sai nếu không có các cô chỉnh giúp. Ngoài lề là các cô ai cũng xinh xắn dễ thương vô cùng. Học với các cô mà như bạn bè, thậm chí học xong mình vẫn tâm sự với các cô như bạn bè.
Lớp Giải Đề
Với mình thì mình chọn học các buổi về FIB – Reading / Drag and Drop / Summarise Spoken Text / Reorder Paragraph. Vì mình nghĩ đây là những phần mà tự học sẽ rất khó vào. Những phần khác có thể tự học được, thì đến giờ lớp Giải Đề thay vì không lên lớp mình sẽ ngồi bàn luyện PTE.tools những phần quan trọng nhiều điểm.
Khi tham gia lớp giải đề của những kỹ năng trên, mình tập trung vào kỹ thuật phân tích đáp án hơn là nhớ đáp án. Học cách các thầy cô chỉ ra vấn đề tại sao đáp này này sai, tại sao đáp án kia đúng làm mình tăng skills rất nhanh. Từ đó khi tự luyện trên tools, mình sẽ áp dụng đúng cách suy luận của thầy cô đã dạy và áp dụng.
Riêng phần Summarise Spoken Text, nếu hôm trước mình học trên lớp câu nào, thì ngay hôm sau, mình sẽ mở lại đúng câu đó trên Tools để luyện. Mình take notes và làm như thi thật rồi so với đáp án của thầy cô và notes trên lớp hôm qua. Với cách học này, mình nhớ rất lâu cho từng bài. Thậm chí mình có thể thuộc luôn cả thứ tự câu đấy trên tools.
Đọc Review và xin hỗ trợ từ các học viên đạt target thi PTE academic 79+
Sau khi đọc Review việc đầu tiên mình làm là kết bạn và chủ động nhắn tin cho bạn học viên. Đặc biệt những bạn có kinh nghiệm thi PTE academic 79. Mình luôn muốn biết nền tảng tiếng Anh của bạn ấy thế nào. Rồi hỏi có gửi Speaking Review cho team hay không? Nếu có thì cho mình xin bài Speaking Review đó và cả feedback của cô giáo.
Từ đó mình sẽ ước lượng được là mình đang ở đâu, so với hiện tại thì mình đã đủ đi thi chưa. Mình luôn quan tâm là bạn ấy có học hết WFD hay RS hay không? Luyện được bao nhiêu vòng? Đi thi có trúng tủ hay không? Mình sẽ tìm câu trả lời chung và làm theo triệt để. Phần Summarise Spoken Text thì mình hỏi là làm theo Solutions hay tự viết. Keywords sẽ đưa vào bao nhiêu? Reading thì có học hết tủ không? Cách phân bổ thời gian thế nào? Nhận được câu trả lời như vậy, mình ghi lại. Cứ lâu lâu mình lại lôi ra đọc, để nó in vào trí nhớ mình luôn.
Thêm một kinh nghiệm thi pte academic 79: cần may mắn và liều lĩnh
Một trong những quyết định sáng suốt nhất của mình đó là dám liều book Review 1-1 với Huy Lý. Đây là bước ngoặc sau 1 tháng học vã mồ hôi, review xong thì mình nắm được và được Huy định hướng tốt hơn cho chặng đường học. Ví dụ như cái gì đã được, thì gác lại còn cái gì chưa được thì nhồi thêm. Sau khi Review với Huy Lý thì mình được feedback là ổn và chỉ bị RS và WFD. Thế là mình có thêm động lực và dành nhiều thời gian hơn nữa cho 2 phần này.
Mình đã ôn tủ để quyết tâm đạt PTE academic 79+ như thế nào?
RS /WFD/SST: luyện những câu mà Helper confirmed trước. Làm lần đầu câu nào sai, không ổn là ghi lại vào tập notes. Lần hai quay lại những câu bị sai. Lần 3 làm ngẫu nhiên những câu confirmed, đến khi nào không còn lỗi nào nữa từ những câu Confirmed thì qua câu khác.
- FIB – Reading / Drag and Drop / ROP: luyện từ câu 1, câu nào sai ghi lại vào tập notes. Lần 2 quay lại những câu sai. Cứ như thế đế khi ngẫu nhiên liên tục, không còn lỗi.
- MCQMA / MCQSA / HCS: thống kê keywords và đáp án của những câu có để là Real Audio – Real Options (mọi người nên tự làm sẽ giúp nhớ lâu hơn, mỗi ngày dành 10 phút tự trả bài)
Lưu ý:
- RS, WFD: lưu thành file, in bản cứng đọc, convert mp3 để nghe hàng ngày, luyện tập trên tools
- Kết hợp học tutorials, rất có tác dụng đặc biệt các bài khó, hay nhầm vì khi đc giải thích kỹ thì nhớ lâu – đôi khi tự học thì lần sau vẫn lặp lại lỗi sai cũ.
- SST: tutorial trung bình 1 tuần 3 ca x 4 bài = 12 bài. Tổng 114 buổi nên 10 tuần là xong 1 lượt. Song song đó mình tự học SST thì thông thường nếu tập trung học cũng chỉ 10 tuần là xong 2 vòng.
- Đặc biệt học tutorial xong thì skills cũng lên rất nhiều. Cụ thể SST: sẽ biết cách take note, lựa chọn ý chính khi nghe & form câu.
- Lịch học: lên lịch theo ngày, tuần, thay đổi theo lượng thời gian mình có, phần muốn focus, cover hầu hết tất cả các phần chính
Thời gian biểu cụ thể
- 1 ngày bắt buộc cover đủ 3 phần chính: S, R, L.
- RS, WFD: a must, học hàng ngày.
- Ngoài ra, R mỗi ngày 30 – 60 câu (có thể chia đều 3 phần FIB – DD- ROP hoặc luân phiên mỗi ngày học 1 phần)
- L: mỗi ngày 3-5 câu SST, luân phiên học các phần L-FIB, HIW, HSC/MW
- Thời gian chi tiết cho 1 ngày điển hình:
- 5:30-6:30: WFD
- 6:30-7:30: SST/ Reading
- 8:00-8:40: Giờ đi làm, tận dụng học RS
- Giờ nghỉ trưa: xem qua thêm Reading/ Listening
- 18:00-18:40: giờ về, học RS
- 19:30 tutorial
- 21:30 cho con ngủ, đặt chuông để 22:30 dậy học đến 12:00-1:00
- Nhặt nhạnh chút 1, 1 ngày cũng có khoảng 3-4 tiếng. Tất nhiên có hôm có việc đột xuất, mệt, chán thì cũng flexible.
- Các kỹ năng khác tập trung học thêm cuối tuần
Lưu ý:
- Mình luyện RA khá ít, chủ yếu qua các bài SR hàng tuần (có chút chủ quan vì nghĩ RA tạm ổn). Nhưng nếu được làm lại chắc sẽ dành thêm chút thời gian cho RA để tạo thói quen, phản xạ.
- Lúc thi trúng tủ khá nhiều. Đầu tiên là RS, khi gặp đc câu quen thì cảm giác rất nhẹ nhõm, đỡ run, giúp tự tin hơn cho các câu, phần sau.
- Reading: phần nào cũng trúng 2-3 bài nên đc củng cố thêm sự tự tin khi làm bài. Vì luyện nhiều, có skills nên khi gặp bài mới thì cũng có thể tự phân tích, làm theo các tips các thày cô dạy.
- SST WFD trúng toàn bộ: kết thúc có hậu :)))
Kinh nghiệm cho các first-time takers vào phòng thi PTE Academic
- Gom nhặt kinh nghiệm thi pte academic 79 từ những bạn khác nên mình không bị lỗi về time management hay sự cố gì trong lúc thi.
- Cố gắng chuẩn bị những gì mình cảm thấy thoải mái nhất: với mình là học kỹ tủ để tâm lý vững, giữ sức khoẻ, tinh thần sáng suốt mới toả sáng đc 😀
- Trước phần Speaking: test mic, đọc trước 1 vài câu cho trơn; quen, đỡ run. Có thể start sau 1 chút để quen với ồn từ bạn thi xung quanh.
- SWT: thường thừa thời gian, dành 3p mỗi bài để viết trước template cho essay xuống giấy nháp, đỡ bị quên bài lúc sau
- Reading: phân bổ tgian hợp lý, không mất quá nhiều thời gian vào 1 phần nào hoặc phần ít điểm quá (MCQMA-SA).
- Listening: nhớ dành 5-7p cho WFD
Chốt lại 🙂
Chốt lại thì mình thấy sự quyết tâm, bền bỉ là quan trọng nhất. Đặc biệt với những người có background bình thường và skill cũng làng nhàng như mình. Với những bạn background xịn hay skills tốt thì có nhiều lợi thế hơn, mình không có thì chỉ có cách bù lại bằng cày trâu cuốc bẫm. Hãy luôn nghĩ & hy vọng về kết quả mình mong muốn, cả vũ trụ sẽ giúp bạn đạt được điều đó!!! (Tất nhiên đừng quên cày tools chứ chỉ nghĩ mà không làm thì cũng không ổn nha).
Cố gắng dành nhiều nhất thời gian có thể, tập trung trong 1 thời gian – có vẻ hiệu quả hơn học dàn trải, dây dưa qua nhiều tháng. Học đủ lượng thì mới biến thành chất. Mà đủ chất thì lên đường đi thi, giải phóng khỏi cục đá PTE treo lủng lẳng trên đầu. Đó là kinh nghiệm kinh nghiệm thi pte academic 79 tâm đắc mà mình nhận ra được
Lời khuyên của mình
Điều cuối cùng, mình nghĩ Pearson vẫn còn nhiều hạn chế/ điểm yếu trong việc chấm bài (VD RL, DI, SST…), và mình tin là dần dần họ sẽ chỉnh thuật toán để “thông minh” hơn. Vậy tại sao chúng ta không quyết tâm thi sớm, khi mà có thể tận dụng được điểm yếu mà Helper đã dày công tìm ra. Hơn nữa, rất nhiều người đi thi đã confirm là những lần thi sau thì xác suất trúng tủ thấp hơn, nhiều câu mới, khó, vậy tại sao không quyết tâm hơn 1 xíu để chinh phục PTE academic 79 ngay từ lần đầu tiên 🙂
Xem thêm kinh nghiệm luyện thi vượt mọi targets:
- Hướng dẫn bạn phương pháp thi pte 30 vượt mốc sau 3 tuần ôn thi
- Chia sẻ kinh nghiệm thi pte 79 qua từng giai đoạn chi tiết
- Tăng PTE Speaking 44 Lên 90 cấp tốc sau 6 tuần ôn luyện