Tất Tần Tật Những Điều Cần Nắm Khi Đi New Zealand Làm Việc 2023
Nội dung bài viết
Nhu cầu đi New Zealand làm việc của các công dân nước ngoài mấy năm gần đây tăng cao. Đặc biệt là các bạn du học sinh theo học tại đất nước này. Vậy New Zealand hiện đang cung cấp các loại visa việc làm nào? Làm thế nào để xin được việc làm tại xứ sở Kiwi thuận lợi? Khung giờ làm việc tại New Zealand ra sao? Mời các bạn quan tâm đến việc làm NZ, click ngay vào bài để được nắm rõ chủ đề này.
Tất tần tật những điều cần nắm khi đi New Zealand làm việc 2023
1. Thị trường lao động và các ngành nghề hot nhất tại New Zealand
Thị trường lao động tại đất nước New Zealand như thế nào? Các ngành nghề nào thuộc danh sách ưu tiên tại đất nước này? Mời các bạn cùng với PTE HELPER điểm qua ngay dưới mục sau:
1.1. Thị trường lao động tại đất nước New Zealand hiện nay
Tốc độ tăng trưởng kinh tế của New Zealand những năm gần đây cao với 3%/năm. Do đó, thị trường việc làm tại Quốc gia này tăng mạnh. Ước tính, New Zealand có hơn 47.000 việc làm hàng năm dành cho người lao động. Tính đến năm 2008, tỷ lệ thất nghiệp tại nước này chạm ở mức thấp 10 năm.
Các công việc thiếu hụt nhân sự ở New Zealand đều thuộc danh sách tay nghề cao. Tạo điều kiện cho công dân nước ngoài đến nước này để làm việc và định cư lâu dài.
1.2. Các ngành nghề việc làm hấp dẫn tại đất nước New Zealand
Đi New Zealand làm việc bạn đã nắm rõ các danh sách ưu tiên của Chính phủ này hay chưa? Hiện tại, New Zealand đang có chính sách chào đón người lao động có kỹ năng thuộc danh sách thiếu hụt lao động dài hạn của nước này. Dưới đây, PTE HELPER xin phép tổng hợp một số ngành nghề thuộc diện ưu tiên việc làm New Zealand:
- Ngành nông lâm nghiệp: New Zealand đang bị thiếu hụt theo khu vực.
- Ngành xây dựng: New Zealand đang bị thiếu hụt dài hạn.
- Ngành giáo dục: New Zealand đang bị thiếu hụt theo khu vực.
- Ngành kỹ sư: New Zealand đang bị thiếu hụt lao động dài hạn.
- Ngành tài chính: New Zealand vừa thiếu hụt dài hạn vừa thiếu hụt lao động theo khu vực.
- Ngành kinh doanh: New Zealand vừa thiếu hụt dài hạn vừa thiếu hụt lao động theo khu vực.
- Ngành ý tế và sức khỏe: New Zealand vừa thiếu hụt dài hạn vừa thiếu hụt lao động theo khu vực.
- Ngành công nghệ thông tin điện tử, du lịch khách sạn, khoa học, giải trí, giao thông, thương mại: New Zealand vừa thiếu hụt dài hạn vừa thiếu hụt lao động theo khu vực.
New Zealand đang có chính sách chào đón người lao động có kỹ năng thuộc danh sách thiếu hụt lao động dài hạn
2. Đi New Zealand làm việc có những loại visa nào?
Trước khi xác định đi làm ở New Zealand, bạn cần dành thời gian để tìm hiểu Chính phủ nước này đang cung cấp những loại visa làm việc nào? Đặc điểm của mỗi loại visa việc làm đó là gì? Cụ thể:
2.1. Visa việc làm New Zealand – Essential Skills work
Đây là diện visa được Chính phủ New Zealand dành cho đối tượng là các công dân nước ngoài lưu trú tạm thời. Về điều kiện, thời hạn thị thực Essential Skills work sẽ phụ thuộc vào thời hạn cung cấp công việc. Đặc biệt là điều kiện thị trường lao động và tiền lương hàng tháng bạn được chi trả.
Tóm lại, nếu bạn nhận được lời mời làm việc thuộc danh sách ngành nghề cần thiết, đồng thời bằng cấp và kinh nghiệm phù hợp với bản thân. Các bạn nên chủ động apply hồ sơ để xin visa Essential Skills work.
Với trường hợp công việc hiện tại của bạn không thuộc danh sách cấp isa này. Song doanh nghiệp ở New Zealand đang cần người lao động và họ không tìm được tay nghề bản địa. Trong khi đó bạn đang nhận được visa Essential Skills work sẽ được doanh nghiệp này ưu tiên tuyển dụng.
2.2. Visa việc làm New Zealand Residence/ Work to Residence
Hiện Chính phủ New Zealand đang triển khai hai loại visa Residence. Đó chính là: Diện visa làm việc được đơn vị tuyển dụng New Zealand công nhận và diện visa làm việc thiếu hụt kỹ năng dài hạn.
Trong đó, với visa thường trú New Zealand thiếu hụt kỹ năng dài hạn. Bạn sẽ được cấp visa nếu tìm được công việc lâu dài thuộc ngành nghề thiếu hụt kỹ năng dài hạn. Bên cạnh đó, bạn có bằng và kinh nghiệm ở ngành nghề đó sẽ được ưu tiên cấp visa. Điều kiện, đương đơn phải dưới 55 tuổi. Đáp ứng đầy đủ các yêu cầu về sức khỏe và tính chất công việc khác. Diện visa này Chính phủ New Zealand không cho phép đương đơn mang theo người thân gia đình sang.
Còn với diện visa NZ được nhà tuyển dụng nước này công nhận. Đương đơn bắt buộc phải nhận được lời mời sang làm việc lâu dài tại một doanh nghiệp nào đó ở New Zealand. Hồ sơ xin visa cần đáp ứng đầy đủ yêu cầu về sức khỏe, độ tuổi, kỹ năng, bằng cấp, kinh nghiệm của chủ lao động.
Visa việc làm New Zealand Residence
3. Làm việc tại New Zealand có những quyền lợi gì nổi bật?
Căn cứ vào luật việc làm ở New Zealand, chủ lao động và người lao động sẽ có quyền, trách nhiệm chính sau:
- Chủ lao động New Zealand bắt buộc phải đối xử công bằng với người lao động. Trả lương theo mức tối thiểu của Chính phủ nước này quy định. Cụ thể, lương ít nhất 1 giờ làm việc ở New Zealand là 17.70 NZD. Đến năm 2021, mức lương này đã được tăng lên 20 NZD/giờ. Mặt khác chủ lao động cần đáp ứng đầy đủ nghĩa vụ pháp luật về nơi làm việc an toàn.
- Đối với lao động làm việc vào chủ nhật hoặc ngày nghỉ lễ, chủ lao động cần phải trả thêm tiền. Người lao động New Zealand có thể nghỉ vào một ngày khác hay còn gọi là ngày thay thế. Đồng thời được hưởng khoản nghỉ phép có lương vì lý do chính đáng.
- Ở xứ sở Kiwi, người lao động sẽ làm việc trung bình 10 tiếng/tuần. Hoặc làm việc 40 tiếng trên một tháng. Đồng thời hưởng chế độ đãi ngộ như: Nghỉ lễ 11 ngày, được nghỉ phép tối thiểu 4 tuần trên một năm, được giảm thuế, được bảo hộ ở nơi làm việc,…
- Một số ngày nghỉ lễ Tết quan trọng ở New Zealand gồm: Thứ 6 may mắn, ngày Waitangi, tết dương lịch, ngày Anzac, ngày thứ 2 phục sinh, ngày lao động, ngày tặng quà, lễ giáng sinh, sinh nhật nữ hoàng.
Ở xứ sở Kiwi, người lao động sẽ làm việc trung bình 10 tiếng/tuần
4. Giờ làm việc ở New Zealand như thế nào?
Đi làm việc ở New Zealand, người lao động cần quan tâm đến mục số giờ làm việc trong hợp đồng kèm theo mức lương với thời gian làm việc tăng ca. Đây là hai yếu tố quan trọng ảnh hưởng trực tiếp đến quyền lợi của bạn.
Ở New Zealand, số giờ làm việc sẽ được nhà tuyển dụng và người lao động thỏa thuận trước khi ký hợp đồng bằng văn bản. Bao gồm: Tổng số giờ làm việc, các ngày làm việc ở trong tuần, thời gian bắt đầu, thời gian kết thúc.
Thỏa thuận lao động cần ấn định số giờ làm việc nhiều nhất của người lao động không vượt quá 40 tiếng/tuần. Chưa tính thời gian tăng ca, trừ phi doanh nghiệp và người lao động có thêm thỏa thuận khác.
Trường hợp số giờ tối đa chưa tính làm thêm dưới 40 tiếng trên 1 tuần. Người lao động và doanh nghiệp cần cố định số giờ để làm việc không quá 5 ngày/tuần. Nếu 1 trong hai bên muốn thay đổi giờ làm việc, bắt buộc phải đi đến thỏa thuận bằng văn bản. Nhà tuyển dụng tại New Zealand cần đảm bảo người lao động của mình nhận ít nhất bằng lương tối thiểu Chính phủ đưa ra.
Ở New Zealand, số giờ làm việc sẽ được nhà tuyển dụng và người lao động thỏa thuận trước
4.1. Quy định về giờ làm thêm tại New Zealand
Tìm việc làm ở New Zealand, người lao động cần nắm rõ quy định về giờ làm thêm ở nước này. Trong hợp động có mục số giờ làm thêm, tức thời gian duy nhất người lao động phải làm ở công ty. Còn thời gian làm ngoài giờ tại New Zealand, nhân viên được trả mức lương bằng hoặc cao hơn. Điều này sẽ được hai bên thỏa thuận trước khi thực hiện công việc.
4.2. Về an toàn lao động tại đất nước New Zealand
Nhà tuyển dụng lao động và người lao động tại New Zealand cần đảm bảo an toàn lao động cho nhân viên ở nơi làm việc. Điều này đồng nghĩa với việc doanh nghiệp cần đảm bảo giờ làm việc hợp lý, hạn chế bị mệt mỏi. Nếu người lao động nào lo ngại về số giờ làm việc của công ty ảnh hưởng đến sức khỏe. Bạn hãy thảo luận trực tiếp với chủ lao động hoặc với công đoàn New Zealand.
4.3. Về khả năng từ chối làm việc tại New Zealand
Nếu đọc hợp đồng và bạn thấy nhà tuyển dụng không đưa ra được điều khoản hợp lệ về trả lương. Hãy dứt khoát nói KHÔNG với công việc không thuộc giờ lao động thỏa thuận trước đó. Doanh nghiệp tại New Zealand sẽ không thể gây bất lợi cho nhân viên nếu từ họ từ chối nhận việc hợp lệ.
5. Chia sẻ kinh nghiệm đi New Zealand làm việc
Để có cơ hội việc làm ở New Zealand, các bạn cần nắm ngay một số tips cơ bản sau:
5.1. Đến công ty/đại diện tuyển dụng việc làm tại New Zealand
Hiện nay, nhà tuyển dụng New Zealand họ sẽ sử dụng bên thứ ba để tìm kiếm nhân viên cho đơn vị mình. Vậy nên, bạn hãy đăng ký cùng lúc nhiều công ty đại diện tuyển dụng. Vừa đảm bảo bảo thân dễ chọn lọc được công việc phù hợp vừa nhanh chóng tìm được địa chỉ ưng ý nhất.
Thực tế, thị trường việc làm tại xứ sở Kiwi nhỏ. Người lao động cần theo dõi liên tục và liên lạc với bên nhà tuyển dụng. Mục đích chính là nắm chắc các thông tin, tính chất công việc cần thiết trước khi sang New Zealand làm việc.
Nhà tuyển dụng New Zealand họ sẽ sử dụng bên thứ ba để tìm kiếm nhân viên cho đơn vị mình
5.2. Tìm kiếm tại các trang thông tin việc làm mạng xã hội
Ngoài cách trên, bạn có thể kiếm việc làm ở New Zealand bằng cách truy cập vào các website uy tín sau để tìm thông tin tuyển dụng: Trade me job, Haystack.job, MyJobSpace.co.nz, Indeed, Working in New Zealand,…Ngoài ra, bạn có thể tham gia các chương trình hỗ trợ tìm kiếm người mới tại khu vực mình sinh sống. Đặc biệt, ưu tiên kiêm tìm việc làm để xây dựng mối lên kết chặt chẽ giữa các thành viên di cư kiếm tìm việc làm.
Tổng kết
Hy vọng với chia sẻ trên của PTE HELPER sẽ giúp các bạn nắm rõ được một số thông tin cơ bản nhất về đi New Zealand làm việc. Hiện tại, cơ hội việc làm và thu nhập của người lao động ở New Zealand cao kèm nhiều chế độ ưu đãi khác. Đây cũng là lý do vì sao ngày càng có nhiều công dân Quốc tế muốn ở lại xứ sở Kiwi làm việc lâu dài. Tham gia ngay group cộng đồng thi PTE tại https://www.facebook.com/groups/congdongluyenthipte
Bạn có biết?
Hiện nay, PTE là chứng chỉ hàng đầu được các bạn sinh viên tại RMIT và du học sinh lựa chọn để đáp ứng điều kiện tiếng Anh đầu vào của các trường bởi tính nhanh chóng, tiết kiệm thời gian và chi phí.
87% các bạn du học sinh (bao gồm Việt Nam lẫn các bạn quốc tế) tại Úc đều thi chứng chỉ PTE cho mục đích du học; làm việc hay định cư. Các bạn đều khẳng định chứng chỉ PTE dễ đạt điểm hơn IELTS rất nhiều. Vì PTE có thể cộng điểm chéo giữa các kỹ năng Nghe, Nói, Đọc, Viết; nên nếu bạn yếu 1 trong 4 kỹ năng thì có thể bù điểm ở kỹ năng khác. Tránh được việc bị chênh lệch điểm giữa các kỹ năng trong kỳ thi IELTS. Đôi khi chỉ vì lệch 0.5 mà các thí sinh phải tốn khá nhiều thời gian.
Vì vậy, nếu hiện tại bạn vẫn chưa đáp ứng được điều kiện tiếng Anh đầu vào tại RMIT vì không đủ điểm IELTS thì PTE thật sự là 1 giải pháp hoàn hảo, nhanh chóng; giúp bạn tiết kiệm thời gian và chi phí học tiếng Anh tại trường với mức học phí lên đến 270,000,000VND.
- Thông tin chi tiết về chứng chỉ PTE Academic
- Nên thi PTE hay IELTS? So sánh PTE và IELTS chi tiết nhất
Bạn có muốn tìm hiểu thêm về bài thi PTE đã giúp hàng ngàn bạn Du Học, Làm Việc và Định Cư thành công trong thời gian ngắn? Lý do gì đã khiến bài thi này là giải pháp hoàn hảo thay thế các chứng chỉ tiếng Anh khác như IELTS, TOEFL, TOEIC…?
CÓ, TÔI MUỐN!
ĐĂNG KÝ LỚP HIỂU VỀ PTE MIỄN PHÍ NGAY
Để trao đổi trực tiếp với các bạn đã đạt điểm thi PTE thành công; các bạn có thể tham gia group Luyện Thi PTE Đầu Tiên và Lớn Nhất Việt Nam hiện nay. Các bạn chia sẻ rất nhiều bí quyết thi PTE đạt điểm ngay từ lần đầu; kinh nghiệm rút ngắn thời gian lấy chứng chỉ tiếng Anh cho mục đích du học; làm việc hay định cư chỉ trong vòng 2-3 tháng.
CỘNG ĐỒNG LUYỆN THI PTE LỚN NHẤT VIỆT NAM
Bạn đang băn khoăn?
- Không biết nên chọn kỳ thi IELTS hay PTE cho nhu cầu nhập học RMIT sẽ tiết kiệm thời gian hơn?
- Không biết kỳ thi PTE có thật sự dễ lấy điểm hơn IELTS?
- Không biết kỳ thi PTE có phù hợp với khả năng của bạn?
- Chưa rõ trình độ hiện tại của bản thân?
Hãy thử làm bài kiểm tra tiếng Anh Miễn Phí 30 phút bên dưới nhé. Các giáo viên đầu ngành tại PTE HELPER sẽ giúp bạn hiểu rõ về trình độ hiện tại. Và chỉ ra lộ trình học phù hợp nhất với khả năng và thời gian của bạn; nhằm giúp bạn đạt được điểm PTE mong muốn trong thời gian sớm nhất.
THI THỬ PTE MIỄN PHÍ
ĐƯỢC NHẬN XÉT CHI TIẾT TỪ GIÁO VIÊN