Hành Trình 2 Năm Tự Chinh Phục Đỉnh PR Visa 189 Ngành Civil Engineering Offshore
Nội dung bài viết
Để có được tấm visa 189 onshore đã khó, nhưng visa 189 offshore còn khó hơn vạn lần. Tuy nhiên, khó thì không có nghĩa là không làm được. Và anh Tim Vo đã chứng minh điều này bằng chính tấm visa 189 ngành Civil Engineering offshore của mình. Vậy bạn có tò mò và muốn học hỏi kinh nghiệm từ hành trình đặc biệt này? Cùng theo dõi những chia sẻ của anh trong bài viết dưới đây nhé!
Toàn bộ quá trình chinh phục visa 189 offshore Úc
Background và timeline hành trình chinh phục visa 189 ngành Civil Engineering offshore
“Xin chào mọi người. Mình vừa nhận grant visa 189 ngành Civil Engineering offshore sau gần 2 năm chinh phục. Vì vậy, mình sẽ chia sẻ tóm tắt hành trình này tại đây. Hy vọng nó sẽ trở thành động lực để tiếp sức cho mọi người trên con đường chinh phục đỉnh PR sắp tới.
Background
Đầu tiên là background của mình khi bắt đầu hành trình chinh phục visa 189 bao gồm:
- Full offshore: chưa từng đặt chân đến Úc ngày nào, cũng chưa từng đi du lịch.
- Bằng cấp: Bachelor/Master of Civil Engineering của Đại học Bách khoa Hồ Chí Minh.
- Age (now): 29
- Experience: làm 1 cty từ lúc ra trường tới giờ.
- English: Chưa có cái gì ngoài tấm bằng TOEIC 810.
Timeline
– Tháng 4.2018: Nhờ facebook recommend group Định cư Úc, mình mới biết bằng cấp Việt Nam hoàn toàn được công nhận.
– Tháng 6.2018: Được bạn giới thiệu học PTE để lấy điểm English. Vì PTE dễ hơn IELTS. Mình bắt tay vào tự học PTE theo tài liệu của anh Trung Lý.
– Tháng 8.2018: Pass PTE 65 xong mình bắt tay làm SA. Phần này mình tự nghiên cứu và tự làm hết.
– Tháng 9.2018: SA positive, mở EOI ngay. Lúc này mình nghĩ có 65 điểm trong hồ sơ là rộng cửa cho ngành Civil Engineering rồi. Vì đây là ngành non pro rata nên mình sẽ sớm được invite sau 1 – 2 vòng. Nhưng ngồi chờ hết mấy mùa lá rụng vẫn chưa thấy được invite. Trong khi đó, điểm lên như chứng khoán tăng.
– Tháng 12.2018: Thấy cần có PTE cao hơn để được cộng điểm nên quay lại học PTE. Lúc này, vẫn tự học là chính nhưng có học qua lớp của Helper kết hợp với tài liệu chất lượng ở đây.
– Tháng 2.2019: Thi PTE lần 2 và pass PTE 79. Như vậy, mình lên thành 75 điểm trong hồ sơ, update EOI luôn.
– Tháng 3.2019: Nhận invite mà không thể tin, vì cứ nghĩ 2 vòng nữa mới được mời. Điều may mắn nữa là mình lên kịp con đò số 75 điểm cuối cùng. Vì từ sau sau đợt của mình, chỉ còn những con đò số 80, 85, 90 điểm.
10 tháng chờ đợi từ lúc Lodge visa đến khi nhận grant
– Tháng 3.2019: Lodge visa, cứ nghĩ 2 tháng thôi sẽ được grant vì tốc độ process 189 lúc này là 2-3 months. Nhưng luật đổi, bầu cử, nên ưu tiên visa 190, 489 trước. Thế là lại đợi trong sự lo lắng, áp lực.
– 29.1.2020: lúc 5h51 phút sáng, nhận được mail granted visa 189.
Vậy là sau 10 tháng kể từ lúc Lodge visa và gần 2 năm kể từ ngày manh nha ý định xin visa 189 ngành Civil Engineering mình đã chính thức hoàn thành mục tiêu.
Đây có lẽ là cự ly marathon dài nhất trong cuộc đời mình. So với 4 lần 21 km, 1 lần 42 km thì PR marathon dã man hơn nhiều. Cả tiền bạc, của cải, tinh thần lẫn sức lực đều tả tơi tan nát. Tuy nhiên, mình hoàn toàn hài lòng với lựa chọn này.
Kinh nghiệm khi làm hồ sơ visa 189 ngành Civil Engineering Offshore
Nếu đã đọc tới đây, chắc hẳn bạn cũng biết PTE quan trọng thế nào với visa 189 ngành Civil Engineering Offshore. Phải nói rằng, nhờ có PTE 79+ mình mới chinh phục thành công đỉnh PR này. Và phải cảm ơn PTE HELPER vì đã giúp đỡ mình đạt được target 79+ để tăng điểm hồ sơ đúng thời điểm quan trọng.
Nếu bạn nào muốn tự học PTE, mình recommend mọi người tham gia group PTE miễn phí này để lấy tài liệu và học hỏi kinh nghiệm:
CỘNG ĐỒNG LUYỆN THI PTE LỚN NHẤT VIỆT NAM
Còn nếu bạn muốn tìm trung tâm luyện thi PTE uy tín thì PTE HELPER là lựa chọn tốt.
Về hồ sơ: mình tự làm từ đầu tới đuôi, không thông qua một agent nào cả. Do đó, nếu có case nào có background giống mình, các bạn có thể tham khảo nhé!
Chúc các bạn vững chí tiếp tục chạy để cán vạch đích của riêng mình.”