Những Sai Lầm Và Bài Học Trên Hành Trình Chinh Phục Visa 489 Bang SA
Nội dung bài viết
Hành trình chinh phục visa định cư Úc vốn không hề dễ dàng. Và đằng sau mỗi tấm visa đều là những bài học đắt giá. Cho nên, để không đi vào “vết xe đổ” của những người đi trước thì việc học hỏi kinh nghiệm từ các sai lầm ấy là cần thiết. Đây cũng là lý do PTE HELPER chia sẻ lại bài viết của chị Anne Do về những sai lầm và bài học trên hành trình chinh phục visa 489 bang SA. Hy vọng rằng, nó sẽ giúp ích cho những ai đang và sẽ đi trên hành trình này!
5 sai lầm trên hành trình chinh phục visa 489 bang SA
Sai lầm 1: Lãng phí thời gian làm hồ sơ visa 190
“Cả 2 ngành của mình là: Education Manager và TESOL đều chỉ nằm trong shortlist. Tức là chỉ có cơ hội rất thấp high point của Nam Úc cho những ai nộp offshore như mình.
Vì mã ngành Education Manager có cho 190 và TESOL chỉ cho 489 nên mình quyết định làm SA của Education Manager cho tiết kiệm tiền.
Tại thời điểm mình tìm hiểu thì điểm mời là 80 điểm. Như vậy, mình hoàn toàn có thể đạt nếu có thêm IELTS 8.0+ hoặc PTE79+. Tuy nhiên, chỉ sau 1 tuần điểm mời của bang đã tăng lên 85. Vào ngày mình nhận SA thì cũng là lúc điểm mời tăng tới 90.
Lúc này là tầm tháng 2/2018. Mình không nộp hồ sơ vội vì chỉ đủ điểm nộp 489 và nghĩ có thể thang 7/2018 điểm 190 sẽ hạ thì nộp. Nam Úc có quy định chỉ gửi thư mời 1 lần nên nếu mình được mời 489 thì sẽ không được mời 190 nữa. Vậy là mình gác lại vụ học hành, nghiên cứu visa trong 5 tháng để lo kiếm tiền.
Tháng 7/2018, điểm mời đúng là được điều chỉnh xuống còn 80, nhưng ngành Education Manager không còn xin được 190 cho offshore nữa. Mình lại tiếp tục chờ để hy vọng có 1 phép màu xảy ra. Tuy nhiên, sau 1 tháng từ khi Nam Úc mở đơn, TESOL đóng cửa vì có quá nhiều đơn nộp. Lúc này sợ quá mình mới quyết định nộp 489 cho ngành Education Manager vào tháng 9/2018.
Tháng 11/2018 nhận được thư mời.
Bài học rút ra
Con đường leo núi OlymPR thì chỉ có ngày càng khó khăn hơn thôi. Do vậy, các bạn không nên lãng phí một giờ nào. Nếu có cơ hội làm fast track cho SA thì các bạn nên lựa chọn dịch vụ đó. Hồi đó mình chỉ ước làm sớm SA trước 1 tháng thôi thì đã có cơ hội nắm trong tay visa 190.
Sai lầm 2: Tiếc tiền và tự học PTE cho hồ sơ visa 489 bang SA
Đây là sai lầm thứ 2 mình mắc phải khi làm hồ sơ visa 489 bang SA. Vì mọi người đều chia sẻ lấy PTE dễ hơn IELTS nên mình quyết định chọn PTE. Quyết định này là hoàn toàn đúng, nhưng cách mình học thì lại sai.
Mình mất hơn 1 tháng ngồi nghiên cứu 1 đống sách của PTE có trên mạng. Nhưng thấy hoang mang vì không biết đến bao giờ mới có thể nói trôi chảy và đủ ý như trong sample.
Tuy nhiên, may mắn là lúc chán nản thì được bạn bè giới thiệu cho PTE Helper. Kết quả là mình đã đạt target 79+ sau 2 lần thi. Phải nói là vô cùng may mắn khi gặp được những trainer vừa có tâm, vừa có tầm như Huy Ly và Huy Nguyen. Mình sẽ chia sẻ kinh nghiệm học PTE cùng HELPER ở phía dưới nhé!
Bài học rút ra
1 lần nữa mình thấy tiếc là không học PTE và biết đến HELPER sớm hơn. Nếu biết trước có lẽ mình đã có PR trong tay rồi. Tiền có thể kiếm sau được, nhưng cơ hội đã tuột rồi thì khó có lại nữa.
Sai lầm 3: Tiếc tiền và chỉ đầu tư cho 1 mã ngành khi chinh phục visa 489 bang SA
Tháng 3/2019, ngành TESOL của mình được lọt vào danh sách 190 của ACT. Lúc này mình mới vội vàng làm SA cho mã ngành TESOL. Nhưng do đã từng làm SA cho ngành Education Manager rồi, nên không được làm fast track. Mình đành ngậm ngùi chờ hơn 2 tháng mới nhận được kết quả đậu của SA ngành TESOL và vừa kịp nộp xin ACT trước 1 ngày ngành mình bị đóng. Cuối tháng 7/2019, mình nhận được 190 pre-invitation của ACT. Tuy nhiên, vì 1 số lý do cá nhân, mình đã không đầu tư cho 190 ACT nữa.
Bài học rút ra
Theo mình, nếu có thể xin được những mã ngành nào thì nên tận dụng hết để có nhiều cơ hội hơn. Khi cơ hội đến, người thắng là người đã có sẵn hồ sơ trong tay và nộp trước thôi.
Sai lầm 4: CO không thông minh như mình tưởng
Mình bị CO contact vì mình claim kinh nghiệm làm việc trong lúc học Thạc sỹ. Ban đầu mình nghĩ mình đã nộp sao kê ngân hàng, chứng nhận đóng thuế và BHXH trong tất cả các năm mình đi làm, bao gồm cả thời gian khi đi học thì hiển nhiên CO phải hiểu là mình vừa học vừa làm rồi nhưng không.
Sau đó, mình đã phải viết 1 bức thư dài 14 trang trong đó chủ yếu xâu chuỗi lại các bằng chứng mình đã nộp. Mình chụp lại đoạn thư sếp viết, mình chụp lại sao kê ngân hàng và thuế, BHXH và nhấn mạnh là tao vẫn đi làm và thậm chí lương của tao còn tăng trong suốt các năm tao đi học nè.
Bài học rút ra
Bên Úc họ nghĩ đi học thì không thể làm full time như ở VN được. Do đó, để cẩn thận, bạn nên nhờ 1 người có kinh nghiệm xem qua giấy tờ cho mình.
Sai lầm 5: CO contact để verify kinh nghiệm
Mình nghĩ CO sẽ contact với sếp và contact qua email. Do đó, khi thấy hồ sơ mình sắp được xét rồi, ngày nào mình cũng hỏi thăm sếp có nhận được email chưa, dặn sếp coi cả hòm thư rác.
Nhưng sự thực hoàn toàn khác. Hôm đó mình bị CO gọi điện thoại vào số máy bàn của công ty. CO hỏi mình có nói chuyện được qua số này không hay CO sẽ gọi qua di động. Hôm đó mình lại để quên điện thoại ở nhà nên chỉ còn cách nói chuyện qua số máy bàn.
Theo mình cảm nhận, dù hỏi mình nhưng hình như CO cũng chỉ muốn làm rõ 1 số thông tin và cố gắng tìm cách giúp mình thôi.
Bài học rút ra
Các bạn nên để ý trên immitracker để xem hồ sơ sắp đến lượt mình chưa và chuẩn bị tinh thần nhé! Nếu CO contact thì cứ bình tĩnh tình và tự tin trả lời họ.
Kinh nghiệm học PTE để chuẩn bị cho hồ sơ visa 489 bang SA
Sau 1 thời gian học với PTE Helper, mình đã đạt +79 ở lần thi thứ 2. Sau đây mình xin chia sẻ 1 số trải nghiệm của mình:
Dành cho những bạn đang học tại PTE HELPER
A. Kinh nghiệm khi ôn thi
1. Phương pháp học:
Mình hoàn toàn dựa theo các tips và strategies của PTE HELPER đã cung cấp. Lần thi 2, điểm Listening của mình tăng lên rõ rệt 1 phần cũng nhờ Huy Lý đã dặn mình tập trung nhiều hơn cho RS.
Riêng phần WFD, đối với những chỗ số nhiều/động từ quá khứ, mình làm thêm động tác gạch chân bên dưới, để khi đánh máy lại không bị sót. Nhưng quan trọng nhất của RS và WFD vẫn phải nghe hiểu nên phải có từ vựng. Cái này chỉ có thể có được khi các bạn nghe giảng thường xuyên, làm tutorial và ôn lại.
2. Tài liệu học
Lần thi thứ 2 mình chỉ ôn tài liệu của PTE HELPER và khuyến khích các bạn mua 12 MOCK TEST nhé! Nhưng đừng chỉ làm 12 đề này để quen với format hay time allocation trước khi đi thi. Theo mình, nếu được, các bạn mới học cũng nên mua để làm dần và có thời gian ôn lại. Mình đã làm các đề dần dần và đến lúc thi thì chỉ xem lại mấy chỗ mình làm sai.
3. Quyết tâm
Thời gian là vàng nên hãy quyết tâm tranh thủ học những lúc có thể. Đừng nghĩ ngồi vào bàn mới gọi là học. Mình tranh thủ Nghe mấy cái video/audio của WFD & SA khi lau nhà, rửa bát, nấu cơm. Hay tranh thủ làm Tutorial trong những đợi các chuyến bay hay ngồi trên xe khi đi công tác.
Mình rất tâm đắc với câu nói này của Jim Rohn “If you really want to do something, you’ll find a way. If you don’t, you’ll find an excuse”. Vậy nên, nếu ai đó còn viện lý do bận này nọ và chưa thể tập trung học được tức là bạn chưa thực sự muốn học mà thôi.
Ngoài ra, nếu thi không đạt target ngay, bạn cũng nên duy trì việc học và cố gắng thi lại càng sớm càng tốt. Mình nhớ hồi đầu học có bỏ 1 tháng, khi quay lại ôn lại như mới. Mình phải mất nhiều thời gian tập lại phản xạ, nhất là phần RS và WFD.
B. Kinh nghiệm đi thi
Sau 2 lần thi, mình nhận ra tâm lý rất quan trọng:
- Lần thi 1: vì thấy có bạn chia sẻ rằng lần 1 là lần trúng tủ nhiều nhất và dễ nhất. Nên mình mang tâm thế phải đạt target ngay lần đầu này. Đây chính là lý do khiến mình mất tập trung lúc làm bài, làm rất vội vàng nên điểm không như kỳ vọng.
- Lần thi 2: mình thi với tinh thần cùng lắm thì đóng tiền thi lại nên rất thoải mái. Và kết quả là thừa thời gian làm bài và đạt target luôn tại lần thi này.
Ngoài ra, yếu tố may mắn cũng khá quan trọng. Lần thi thứ 2 này mình gặp 1 số câu nghe nằm trong lĩnh vực có kiến thức. Nên mình nghe hiểu rất rõ, tự tin với đáp án mình chọn hơn. Các kiến thức này mình có được là nhờ các bài giảng của trainer trong các tutorial và các bài giải đề Mock Test.
Dành cho những bạn đang phân vẫn giữa PTE và IELTS
Trước khi đến với PTE, mình đã có IELTS 7.5, nhưng thi mãi không lên được 8.0. Lúc này, bạn mình khuyên nên chuyển qua PTE và mình nghĩ có thể tự học được. Nhưng sau hơn 1 tháng ôn luyện kết quả không khả quan dù mình đã mua tham khảo tài liệu trên mạng, mua sách của Pearson.
Thấy không ổn nên mình quyết định đi tìm trung tâm luyện thi. Và trong rất nhiều trung tâm, mình thấy phương pháp dạy của PTE HELPER phù hợp với mình nhất. Vì vậy quyết định chọn HELPER. Có thể nói, đây là quyết định vô cùng chính xác của mình. Và nếu bạn nào đang băn khoăn giữa IELTS và PTE thì nên chọn PTE.
Tại sao mình hài lòng với PTE HELPER?
Suốt thời gian ôn thi PTE để làm visa 489 bang SA, mình thấy vô cùng hài lòng vì:
- PTE HELPER không bắt học tủ và dạy HOW, chứ không dạy WHAT. Và quan điểm của mình là đằng nào cũng mất tiền học, nên nâng cao trình độ tiếng Anh thật của mình luôn.
- Được tham gia MOCK TEST trên Platform hàng tuần và trainers giải đề rất kỹ. Nhờ vậy, mình nâng cao được từ vựng và kiến thức nền cho lĩnh vực có trong bài thi. MOCK TEST cũng giúp mình biết cách phân bổ thời gian làm bài thi, biết mình yếu ở đâu để ôn luyện kỹ.
- Trainers thì nhiệt tình, tâm huyết. Ban đầu mình cũng rất tự tin với Speaking của bản thân, vì đã đạt 8.0 Speaking IELTS. Nhưng khi học cùng trainer mới biết không phù hợp với PTE.Vậy là mình liên tục làm phiền Huy Nguyễn và Huy Ly sửa giúp. Lúc nào mình gửi cũng có thầy cô trả lời và nhận xét dù muộn hay ngày lễ. Và kết quả là mình đạt 90 điểm Speaking PTE.
- Phương pháp dạy liên tục đổi mới để tốt nhất cho học viên.
Một lần nữa, phải cảm ơn các bạn PTE HELPER rất nhiều, vì đã giúp mình đạt target 79+. Chúc PTE Helper ngày càng phát triển!
Ngoài ra, cảm ơn các anh/chị đi trước đã chia sẻ kinh nghiệm chinh phục đỉnh OlymPR vô cùng chi tiết. Nhờ có mọi người mà hành trình lấy visa của mình được suôn sẻ hơn. Chúc cho những bạn đang đi trên hành trình này cũng sớm đạt được mục tiêu của mình!”
Lời kết
Như vậy có thể thấy rằng, trong hành trình chinh phục visa 489 bang SA của chị Anne Do có 2 yếu tố quan trọng nhất cần nắm bắt ngay là: thời gian và học PTE. PTE HELPER cũng rất vui vì được đồng hành cùng chị trên chặng đường này!
Nếu bạn đang mong muốn tìm hiểu thêm về PTE:
ĐĂNG KÝ LỚP HIỂU VỀ PTE MIỄN PHÍ NGAY
Ngoài chương trình đào tạo, tài liệu và giảng viên chất lượng thì HELPER còn chia sẻ kinh nghiệm học tập và làm bài thi miễn phí tại đây:
CỘNG ĐỒNG LUYỆN THI PTE LỚN NHẤT VIỆT NAM
Bạn hoàn toàn có thể tham gia để học hỏi kể cả khi không phải là học viên của trung tâm. Chúc các bạn sớm đạt được mục tiêu của mình!